Dịch coronavirus (COVID-19) ở Trung Quốc lan sang các nước khác trên thế giới. Chứng viêm đường hô hấp này đã thôi thúc tìm kiếm các phương pháp mới chẩn đoán chính xác và hiệu quả hơn. Trong đó chụp CT (chụp cắt lớp điện toán) là vượt trội so với các xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase sao chép ngược (RT-PCR) hiện đang được sử dụng.

Chụp CT: Đặt vấn đề

Ước tính, dịch COVID-19 hiện đã ảnh hưởng đến gần 78.500 trường hợp tại Trung Quốc. Khoảng 9.100 trong số này là nghiêm trọng, và hơn 2.744 bệnh nhân đã chết vì viêm phổi COVID-19. Ở các nước khác, số trường hợp được xác nhận là khoảng 4.258, với 70 trường hợp tử vong.

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị hoặc vắc-xin cụ thể để phòng ngừa, điều trị vi-rút. Phát hiện sớm và cách ly các người nhiễm bệnh là cách duy nhất. Phát hiện bệnh chủ yếu là bằng phương pháp RT-PCR hoặc bằng cách giải trình tự gen từ dịch tiết máu hoặc đờm.

Kết quả chụp CT ngực giúp chẩn đoán sớm COVID-19

Kết quả chụp CT ngực giúp chẩn đoán sớm COVID-19

Việc thu thập các mẫu trong điều kiện lý tưởng và đưa đến các phòng thí nghiệm đủ điều kiện để kiểm tra là khá khó khăn. Thời gian chờ kết quả, cũng như các hạn chế của bộ xét nghiệm, đã khiến xét nghiệm RT-PCR không thực sự hiệu quả trong vùng dịch.

Trong bối cảnh này, các nhà nghiên cứu đang tìm giải pháp thay thế. Một giải pháp mà các nhà khoa học tập trung đó là chụp CT ngực. Phương pháp này vốn đã được sử dụng để chẩn đoán viêm phổi.

Trong đại đa số bệnh nhân bị viêm phổi COVID-19, CT ngực cho thấy những phát hiện điển hình. Cụ thể các dấu hiệu này bao gồm:

– Các tổn thương kính mờ

– Những mảng nám đặc

– Xuất hiện hoặc không có những thay đổi kẽ ở ngoại vi phổi.

Những thay đổi xuất hiện khi chụp CT ngực

Những thay đổi xuất hiện khi chụp CT ngực

Hơn nữa, các đặc điểm này cũng được tìm thấy ở những bệnh nhân có triệu chứng nhiễm COVID-19 nhưng xét nghiệm RT-PCR ban đầu âm tính (-). Nghiên cứu hiện tại đã được thực hiện để kiểm tra hiệu quả chẩn đoán của CT ngực. Đây sẽ là một biện pháp bổ sung ở những bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng với kết quả RT-PCR âm tính (-) ban đầu.

Nghiên cứu về hiệu quả chụp CT

Nghiên cứu được thực hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc, từ ngày 6 tháng 1 năm 2020, trên 1.000 bệnh nhân nghi nhiễm COVID-19. Các xét nghiệm RT-PCR nối tiếp và quét CT đã được kiểm tra.

Kết quả của cả hai xét nghiệm được trích từ cơ sở dữ liệu điện tử của một bệnh viện duy nhất ở Trung Quốc. Nhiều xét nghiệm RT-PCR vào ngày đầu phát hiện và tối đa 3 ngày sau đó được coi là xét nghiệm chẩn đoán. Thử nghiệm lặp lại sau ngày đó đã được sử dụng để kiểm tra kết quả âm tính thành dương tính hoặc dương tính với âm tính, sự thay đổi kết quả.

Tương tự, quét CT được thực hiện trong vòng 7 ngày kể từ khi xét nghiệm chẩn đoán RT-PCR được đưa vào nghiên cứu. Điều này bao gồm lần chụp đầu tiên được thực hiện trong khoảng thời gian này. Các lần chụp CT sau lần chụp ban đầu được sử dụng để đánh giá sự tiến triển của bệnh theo thời gian.

Phát hiện sớm COVID-19 tăng khả năng chữa trị

Phát hiện sớm COVID-19 tăng khả năng chữa trị

Xem thêm:

Coronavirus: Chụp CT lồng ngực có thể giúp chẩn đoán sớm?

Tại sao rửa tay thực sự có thể giúp bạn ngăn chặn đại dịch

Kết quả nghiên cứu y khoa

Khoảng 60% bệnh nhân xét nghiệm dương tính (+) với RT-PCR, nhưng có tới 88% bệnh nhân (+) với phương pháp CT scan ngực. Trong số 60% này, có tới 97% ca cũng đã được CT ngực. Hơn nữa, khi xét nghiệm RT-PCR âm tính (-), phương pháp CT ngực dương tính có thể giúp phát hiện thêm khoảng 300 bệnh nhân rất có khả năng bị nhiễm bệnh, và tới 33% trong số này thực sự bị nhiễm COVID-19.

Trong số các bệnh nhân âm tính RT-PCR, 75% cho thấy phát hiện có vấn đề khi chụp CT ngực. Những người này thực sự có khả năng nhiễm COVID-19. Tổng cộng, có thêm khoảng 900 bệnh nhân có kết quả CT ngực (+), với độ tuổi trung bình là 60 tuổi. Chỉ hơn 300 người trong số họ có kết quả CT ngực (+) nhưng kết quả RT-PCR (-). Trong số những bệnh nhân này, 83% đã cho thấy các dấu hiệu phổi đặc trưng của COVID-19.

Khoảng một nửa trong số này là những trường hợp rất có khả năng bị nhiễm. Điều đó có nghĩa là khoảng 81% bệnh nhân có kết quả RT-PCR (-) nhưng quét CT ngực (+)  được phân loại lại là có khả năng bị nhiễm COVID-19.

Phát hiện sớm nhiễm COVID-19

Các bệnh nhân cần có thêm nhiều xét nghiệm RT-PCR vì xét nghiệm (-) ban đầu. Các nhà điều tra cho thấy phải mất khoảng năm ngày để kết quả RT-PCR chuyển từ (-) sang (+). Ở 15 bệnh nhân, trung bình 2 trong số 3 bệnh nhân có kết quả CT ngực thay đổi trước khi phát hiện thay đổi kết quả RT-PCR. Trong số các kết quả chụp CT, 93% bệnh nhân cho thấy các dấu hiệu hình ảnh điển hình trước hoặc đồng thời với kết quả RT-PCR (+).

Trong 57 trường hợp từ lần chụp CT ngực đầu tiên đã cho thấy dấu hiệu nhiễm COVID-19. Điều này trùng khớp với kết quả RT-PCR (+) ban đầu. Gần như 100% trường hợp đã chụp CT ngực có kết quả (+) trước hoặc trong vòng sáu ngày sau khi có kết quả RT-PCR (+) đầu tiên. Trong 42% trường hợp, các dấu hiệu cải thiện đầu tiên là trên CT ngực. Chỉ 4% trường hợp cho thấy RT-PCR có kết quả thay đổi diễn ra trước phương pháp chụp CT.

Về việc theo dõi tình trạng bệnh, các trường hợp RT-PCR (+) chuyển sang (-) trong khoảng 7 ngày. Trong khi chụp CT theo dõi cho thấy sự thay đổi các dấu hiệu ngực trước khi RT-PCR.

Ý nghĩa của chụp CT ngực

Kết quả chụp CT ngực cho thấy độ nhạy cao hơn trong chẩn đoán nhiễm COVID-19. Nó ưu việt hơn hẳn so với kết quả RT-PCR ban đầu. Nó đã phát hiện gần như tất cả các ca nhiễm được phát hiện bởi phương pháp RT-PCR. Chụp CT ngực còn giúp phát hiện tới 75% các trường hợp ban đầu bị bỏ qua. Tỷ lệ phát hiện lên đến 88% có thể giúp ngăn chặn bệnh hiệu quả hơn.

Các đầu mối liên hệ phòng dịch COVID-19 tại Hà Nội

Các đầu mối liên hệ phòng dịch COVID-19 tại Hà Nội

Kết quả CT ngực có giá trị dương tính (+) và giá trị tiên đoán âm tính (-) tương ứng là 65% và 83%. Số lượng dương tính giả tương đối cao, nhưng đây không phải vấn đề tiêu cực. Trong tình huống khẩn cấp, đây là một giải pháp an toàn hơn (phòng bệnh hơn chữa bệnh).

Chúng ta ưu tiên xác định số lượng ca bệnh càng nhanh càng tốt. Hơn nữa, một số trường hợp dương tính giả trong nghiên cứu này cũng có thể là dương tính thật. Nguyên nhân là do độ nhạy thấp của xét nghiệm RT-PCR.

So với RT-PCR, CT ngực có thể là phương pháp đáng tin cậy, thiết thực và nhanh chóng hơn. Phương pháp này được dùng để chẩn đoán COVID-19, đặc biệt là ở vùng dịch.

Techmoss.net

Tin tức liên quan