Tổ chức Y tế Thế giới WHO tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu khi các ca nhiễm lên đến 125.000. Tiến sĩ Tedros Ghebreyesus, tổng giám đốc của WHO cho biết, trong hai tuần qua, số ca mắc COVID-19 bên ngoài Trung Quốc đã tăng gấp 13 lần.

>> Xem thêm:

Bệnh viện, phòng khám tư không giữ bệnh nhân nghi nhiễm COVID-19

Coronavirus: Những ngộ nhận tai hại mà bạn có thể gặp phải

COVID-19 chính thức là một đại dịch toàn cầu

Bệnh do virus COVID-19 đã tràn vào ít nhất 114 quốc gia và giết chết hơn 4.000 người. Giờ đây, COVID-19 chính thức là đại dịch. Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố chính thức ngày hôm qua.

“Đây là đại dịch đầu tiên do coronavirus gây ra”, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố tại cuộc họp giao ban tại Geneva.

WHO đã quyết định công bố tình trạng đại dịch COVID-19

WHO đã quyết định công bố tình trạng đại dịch COVID-19

Ngay cả khi ông nâng mức độ khẩn cấp về sức khỏe lên mức cao nhất, Tedros nói rằng hy vọng chống lại COVID-19 vẫn còn. Và ông kêu gọi các nước hãy hành động ngay để ngăn chặn căn bệnh này.

Tám quốc gia hiện đang có số người nhiễm COVID-19 trên 1000. Bệnh viêm đường hô hấp do coronavirus gây ra đã lây nhiễm cho gần 120.000 người trên toàn thế giới. Trong hai tuần qua, số trường hợp  nhiễm COVID-19 bên ngoài Trung Quốc đã tăng gấp 13 lần và số lượng các quốc gia bị ảnh hưởng đã tăng gấp ba lần.

Trong những ngày và tuần tới, số trường hợp, số người chết và số quốc gia bị ảnh hưởng được dự đoán còn tăng cao hơn nữa.

Tại sao WHO quyết định công bố đại dịch?

Bằng cách gọi COVID-19 là đại dịch, WHO đã đặt nó vào một vị thế khác so với một số dịch chết người gần đây, bao gồm cả vụ dịch Ebola gần đây tại Cộng hòa Dân chủ Congo, dịch Zika năm 2016 và dịch Ebola 2014 ở Tây Phi. Tất cả ba dịch bệnh này được coi là khẩn cấp quốc tế.

Trong đại dịch vừa qua, virus cúm H1N1 đã giết chết hơn 18.000 người ở hơn 214 quốc gia và vùng lãnh thổ, theo WHO. WHO đã tuyên bố ổ dịch khẩn cấp y tế toàn cầu vào tháng 1, khi các trường hợp nhiễm Coronavirus gia tăng ở Trung Quốc, nơi phát nguồn của dịch COVID-19.

Tại Việt Nam, COVID-19 vẫn đang được kiểm soát

Tại Việt Nam, COVID-19 vẫn đang được kiểm soát

Tại Ý, hơn 630 người đã chết vì COVID-19, và tổng số trường hợp nhiễm bệnh tiếp tục tăng mạnh. Đất nước này hiện có 10.000 trường hợp dương tính, chỉ đứng sau Trung Quốc. Có 9.000 trường hợp nhiễm bệnh ở Iran và hơn 7.700 ở Hàn Quốc.

Cả bốn quốc gia này đều áp dụng các biện pháp quyết liệt trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của bệnh COVID-19. Nó có tỷ lệ tử vong cao hơn đối với người cao tuổi và những người có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn (như tiểu đường, béo phì, tim mạch…).

Khi dịch bệnh bùng phát, việc WHO nên làm là tuyên bố đây là một đại dịch. Nhưng Tedros cho biết các chuyên gia của WHO trước đây đã xác định rằng tầ ảnh hưởng tác động của coronavirus không đến mức đó. Và ông lưu ý rằng việc tuyên bố bùng phát một đại dịch sẽ làm tăng hoảng loạn công cộng.

Triệu chứng và phòng ngừa coronavirus

Để ngăn chặn coronavirus lây lan, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh khuyến cáo rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây hoặc sử dụng chất khử trùng tay nếu không có bồn rửa. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết mọi người chỉ nên đeo khẩu trang nếu họ bị bệnh hoặc chăm sóc cho một người nào đó.

Người già dễ mắc các triệu chứng nặng

Người già dễ mắc các triệu chứng nặng

“Đối với hầu hết mọi người, nhiễm COVID-19 sẽ gây ra triệu chứng bệnh nhẹ. Tuy nhiên, nó có thể khiến một số người bị bệnh nặng và ở một số người, nó có thể gây tử vong. Người già và những người mắc bệnh nội khoa đã có từ trước (như bệnh tim mạch, bệnh hô hấp mãn tính hoặc tiểu đường) có nguy cơ mắc bệnh nặng.

Các triệu chứng phổ biến nhất của COVID-19, theo báo cáo gần đây của WHO trên hơn 70.000 trường hợp ở Trung Quốc, là: sốt (88%), ho khan (68%), mệt mỏi (38%) và có đờm (33%). Khó thở xảy ra ở gần 20% trường hợp và khoảng 13% bị đau họng hoặc đau đầu, WHO cho biết.

Techmoss.net

Tin tức liên quan