Năm 2019 là một năm bản lề có nhiều ý nghĩa với kinh doanh nhà thuốc. Nếu bạn đang có ý định bước chân vào ngành kinh doanh này trong năm 2020, hãy cùng Tech Moss phân tích trước nhé.

Toàn cảnh hoạt động kinh doanh nhà thuốc 2019

Ngay từ 2019, kinh doanh dược phẩm là lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt với sự tham gia của cả những tập đoàn ngoài ngành như FPT Retail, Thế giới Di động. Các ông lớn này cũng tham gia vào lĩnh vực dược phẩm để tìm kiếm tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận ở lĩnh vực mới. Điều này chứng tỏ kinh doanh dược phẩm vẫn là một ngành màu mỡ.

Theo ước tính thị trường dược phẩm Việt Nam năm 2019 đạt quy mô 6,5 tỷ USD (theo Business Monitor International). Trong đó, doanh thu thuốc không kê đơn (OTC) đạt khoảng 1,6 tỷ USD. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2019-2022 là 9,5%/năm. Đây là một thị trường khá lớn và rất tiềm năng.

Kinh doanh nhà thuốc 2019: Bán lẻ thuốc còn là miếng bánh ngọt?

Tỷ trọng doanh số thuốc trong tổng doanh thu

Quy mô ngành dược phẩm tiêu dùng hàng năm vào khoảng 4,5 tỷ USD. Doanh thu này tương đương quy mô thị trường điện thoại di động và mức độ tăng trưởng luôn ở mức hai con số.

Hiện nay, khoản chi cho dược phẩm ở Việt Nam còn khá thấp. Tuy nhiên, ở các nước trong khu vực, khoản chi này đã rất đáng kể. Tại Thái Lan, chi cho dược phẩm đã lên 46 USD/năm. Tại Singapore, chi cho dược phẩm lên đến 142 USD/năm, tại Malaysia là 66 USD/năm.

Tăng trưởng ngành kinh doanh dược phẩm cũng đạt 13%/năm. Ngành kinh doanh dược phẩm cũng là một ngành đặc thù vì không phụ thuộc vào tình hình kinh tế. Nhu cầu chi tiêu, dược phẩm, y tế, cùng giáo dục là 3 nhu cầu thiết yếu, người dân luôn sẵn sàng chi ra mức cao. Do đó tiềm năng tăng trưởng ngành còn duy trì dài hạn và tích cực hơn hẳn các ngành tiêu dùng khác.

>>Xem thêm:

Cục Quản lý Dược khuyến cáo không mua thuốc điều trị ung thư qua mạng

Chuỗi nhà thuốc: Kinh doanh lớn, lợi nhuận lớn, rủi ro nhiều

Tiềm năng phát triển kinh doanh dược phẩm

Ngành dược phẩm thực sự có tương lai tươi sáng. Điều này khiến những “ông lớn” như Thế giới Di động, FPT Retails, Vingroup… quyết định tham gia ngành dược.

Các doanh nghiệp nội nhìn ra tiềm năng của thị trường kinh doanh nhà thuốc này. Doanh nghiệp ngoại cũng chen chân vào lĩnh vực này. Chúng ta có thể kể đến những cái tên nổi bật như: chuỗi nhà thuốc Pharmacity của Mekong Capitals, chuỗi Century Pharma của Indonesia.

Kinh doanh nhà thuốc 2019: Bán lẻ thuốc còn là miếng bánh ngọt?

Pharmacity là một doanh nghiệp nước ngoài thành công trong lĩnh vực dược phẩm

Thậm chí Pharos Indonesia cũng cho biết đang mở rộng sản xuất dược phẩm tại Việt Nam. Công ty đã khởi công nhà máy 6.000m2 đang xây dựng tại Bình Dương. Pharos đánh giá cao tiềm năng thị trường Việt. Vì đây là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực.

Xu thế của các chuỗi bán dược phẩm là mở rộng kênh bán lẻ các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sức đẹp. Với việc các ông lớn tham gia thị trường, thị trường chuỗi bán lẻ dược phẩm sẽ còn có tiếp tục đón sẽ còn nóng hơn nữa.

Kinh doanh nhà thuốc năm 2020: Bán thuốc gì?

Hãy cùng nhìn vào doanh số bán hàng của 1 chuỗi nhà thuốc lớn. Số liệu tham khảo sẽ cho bạn một vài gợi ý về mặt hàng kinh doanh của nhà thuốc.

Kinh doanh nhà thuốc 2019: Bán lẻ thuốc còn là miếng bánh ngọt?

Top 10 loại thuốc bán chạy nhất

Đứng vị trí đầu bảng là Panactol 500mg (Thành phần chính là Paracetamol). Đây là loại thuốc quen thuộc và rất phổ biến. Do đó, hãy ưu tiên cho loại thuốc này luôn sẵn có với số lượng đáng kể trong nhà thuốc, quầy thuốc của mình nhé.

Đứng vị trí thứ 2 là Sedachor. Loại thuốc này dùng để trị giảm đau, sốt nhẹ đến vừa, trị cảm cúm nhức đầu (không gây buồn ngủ). Thuốc dùng cho người lớn và trẻ em trên 9 tuổi.

Vị trí thứ 3 là thuốc Kacerin. Đây là thuốc có tác dụng chống dị ứng cho các bệnh nhân nhạy cảm với các yếu tố thời tiết, vi khuẩn,…Nó được chỉ định trong điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng dai dẳng, viêm mũi dị ứng theo mùa, mày đay mạn tính vô căn, viêm mũi dị ứng. Đây cũng là chứng bệnh quen thuộc với điều kiện khí hậu ẩm như Việt Nam.

Vitamin B1: Loại Vitamin này là nguồn bổ sung thiết yếu cho cơ thể. Nhiều người sử dụng Vitamin B1 hàng ngày. Đây cũng là loại Vitamin bán chạy nhất tại các nhà thuốc.

Ginko Q10 + Rotundin: Trong xã hội hiện đại, áp lực công việc và nhiều yếu tố khiến chức năng não bị suy giảm. Ginko Q10 cũng được nhiều người chọn lựa để bổ sung dưỡng chất cho não. Hãy chuẩn bị những sản phẩm bổ não chất lượng, giá cả hợp lý trong kho.

Ngoài ra, các thuốc OTC như Kim tiền thảo hay những thuốc đặc trị cảm cúm như Traflu hay thuốc kháng sinh cũng là những loại thuốc được nhiều khách hàng hỏi mua.

Kinh doanh nhà thuốc năm 2020: Bắt buộc kết nối liên thông

Đây là điều kiện tiên quyết để mở nhà thuốc hiện nay. Với việc siết chặt quản lý thuốc kê đơn, giá thuốc, kết nối liên thông nhà thuốc là yêu cầu bắt buộc. Hiện nay, tỷ lệ kết nối liên thông đang là 80%. Trong tương lai, khi mà 2020 là thời hạn cuối cùng để kết nối liên thông, chắc chắn tỷ lệ kết nối sẽ đạt mức cao hơn nữa.

Kinh doanh nhà thuốc 2019: Bán lẻ thuốc còn là miếng bánh ngọt?

Tỷ lệ kết nối liên thông nhà thuốc (năm 2019)

Đã có nhiều đợt thanh tra về việc quản lý nhà thuốc bằng phần mềm tại các địa phương. Các Phòng Y tế, Sở Y tế đã rất quyết liệt. Mục tiêu chính là để quản lý việc bán thuốc kê đơn. Từ đó hạn chế tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam.

Việc lựa chọn công cụ quản lý nhà thuốc không nên chỉ để chống đối. Áp dụng công nghệ vào quản lý nhà thuốc giúp chủ nhà thuốc tiết kiệm chi phí quản lý, và hiệu quả hơn rất nhiều. Bạn có thể quản lý nhà thuốc của mình từ xa, theo dõi nhân viên, tồn kho, dược quá hạn,… Ngoài ra, khi có nhu cầu mở rộng kinh doanh, việc quản lý 2-3 nhà thuốc (hoặc nhiều hơn) thực sự rất tiện dụng.

Kinh doanh nhà thuốc 2019: Bán lẻ thuốc còn là miếng bánh ngọt?

Quản lý bán hàng thuốc dễ dàng nhờ công nghệ

Với hỗ trợ công nghệ, bạn có thể dễ dàng theo dõi sổ sách kế toán, bán hàng. Nhà thuốc của bạn sẽ phục vụ được nhiều khách hàng hơn. Phần mềm cũng hạn chế sai sót và gia tăng sự hài lòng của khách hàng.

Bán thuốc online: Tại sao không?

Mặc dù việc bán thuốc kê đơn có nhiều rào cản, bán thuốc OTC lại hoàn toàn khả thi. Trước sự nở rộ các kênh bán hàng thương mại điện tử (TMĐT), hãy tận dụng để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Bạn có một cửa hàng thuốc kê đơn với đầy đủ giấy phép hoạt động. Ngoài ra, hãy chọn lựa sàn TMĐT để bày bán, giới thiệu các loại thuốc không kê đơn. Đây là một kênh tuyệt vời để bán thực phẩm chức năng, hóa mỹ phẩm, sản phẩm vệ sinh…

Kinh doanh nhà thuốc 2019: Bán lẻ thuốc còn là miếng bánh ngọt?

Bắt đầu bán thuốc không kê đơn online

Hãy bắt đầu bằng việc tạo lập một website riêng cho nhà thuốc của mình ngay hôm nay. Điều này sẽ giúp bạn tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Đừng quên chia sẻ những mẹo vặt sức khỏe thú vị để giúp gia tăng danh tiếng cho cửa hàng dược phẩm của mình nhé!

Trên đây là toàn cảnh về hoạt động kinh doanh nhà thuốc năm 2019. Hy vọng bài viết giúp gợi ý những ý tưởng kinh doanh mới cho bạn. Nếu cần hỗ trợ công nghệ, nhà thuốc đừng ngần ngại liên hệ Tech Moss ngay nhé.

Tin tức liên quan