Hiện nay, những doanh nghiệp dược phẩm tập trung mở rộng kênh OTC (bán hàng trực tiếp qua nhà thuốc) có tốc độ phát triển rất nhanh. Nhờ vậy các nhà thuốc cũng được hưởng lợi vì không mất nhiều khâu trung gian nên hạ được giá thành được sản phẩm và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Xem thêm:

Quản lý nhà thuốc Moss Pharma tung ra nhiều ưu đãi Quý 4

Phần mềm quản lý nhà thuốc và kiểm soát nhân viên từ xa

Củng cố sức mạnh doanh nghiệp dược thông qua hệ thống bán lẻ

Khảo sát về chiến lược phát triển của doanh nghiệp dược Việt Nam trong năm 2018 cho thấy, có 67% doanh nghiệp phản hồi sẽ chuyển dịch từ kênh ETC sang kênh OTC (số liệu của Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report). Vì 95% thị phần bán lẻ dược phẩm trên thị trường hiện nay thuộc về hệ thống các nhà thuốc nên xu thế trên là hoàn toàn tất yếu.

Những doanh nghiệp dược phẩm lớn như Traphaco, Dược Hậu Giang có tốc độ phát triển nhanh trong năm 2017. Theo đó, Traphaco đã phân phối thuốc cho 23.000 nhà thuốc trên cả nước đạt doanh thu 1,3 nghìn tỷ đồng, tăng hơn so với cùng kỳ năm 2016. Công ty Dược Hậu Giang cũng triển khai chương trình phân phối thuốc xuống tận các nhà thuốc cấp huyện, xã, tiếp cận gần hơn nữa với khách hàng.

Kênh OTc mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp dược phẩm

Kênh OTc mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp dược phẩm

Lợi ích to lớn của doanh nghiệp

Kênh OTC đem lại sự chủ động trong việc quản lý và khai thác thị trường, rút ngắn thời gian phân phối sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng.

Yếu tố Kênh ETC Kênh OTC
Thị trường Bị đại lý cấp 1 chi phối Doanh nghiệp chủ động trong việc phát triển thị trường, tăng mức độ ảnh hưởng đối với nhà thuốc.
Doanh thu Phụ thuộc vào các đại lý bán buôn Giảm sự phụ thuộc vào các đại lý bán buôn
Chi phí quản lý Doanh nghiệp được các nhà phân phối và đại lý bán buôn cùng chia sẻ Tăng cao do phải huy động nhiều đội ngũ giám sát viên.
Chi phí bán hàng Được các nhà phân phối và đại lý bán buôn cùng chia sẻ Tăng cao do phải huy động nhiều đội ngũ nhân viên bán hàng tiếp thị.
Thu hồi vốn Chậm Vòng quay tiền mặt được thu hẹp, thu hồi vốn nhanh
Thu hồi công nợ Rủi ro công nợ chuyển sang cho đại lý bán buôn Doanh nghiệp dược phải chịu rủi ro

 

Khó khăn và thách thức của kênh bán hàng OTC

Khó khăn đầu tiên mà các doanh nghiệp cung ứng dược phẩm gặp phải chính là chi phí bán hàng và chi phí quản lý quá cao. Điều này đặt doanh nghiệp vào thế lưỡng nan vì nếu không làm tốt khâu giám sát đội ngũ trình dược viên và quản lý nhân viên bán hàng thì mọi nỗ lực tăng doanh thu của doanh nghiệp đều trở nên vô nghĩa.

Giải pháp

Xu hướng của thị trường dược phẩm hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp dược cần ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý và giám sát các trình dược viên. Sự góp mặt của phần mềm quản lý nhà thuốc Moss Pharma đã hỗ trợ tích cực giúp việc bán hàng và quản lý dữ liệu sau bán trở nên đơn giản, không tốn nhiều thời gian và công sức như trước:

– Tăng tốc độ bán hàng và quản lý bán hàng bằng phương pháp mới hiện đại

– Nâng cao năng lực và hiệu quả của đội ngũ nhân viên bán hàng.

– Quản lý thuốc tồn kho hiệu quả.

Như vậy, phần mềm quản lý nhà thuốc Moss Pharma đã giải quyết được khó khăn lớn nhất trong quản lý kênh OTC đồng thời gia tăng hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận cho cả doanh nghiệp cung ứng dược phẩm lẫn nhà thuốc.

 

 

Leave a Reply

Tin tức liên quan