Đến năm 2050, cứ 3 giây lại có một người tử vong do vi khuẩn kháng thuốc. Tình trạng này diễn ra ngày càng phổ biến và đang lan rộng ở Việt Nam. Cùng Tech Moss tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Việt Nam xuất hiện nhiều siêu vi khuẩn kháng thuốc

Theo GS Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc cho biết, các vi khuẩn kháng nhiều nhóm kháng sinh đang lan rộng đặc biệt ở các tỉnh thành phía nam. Tỷ lệ khuẩn E.coli kháng kháng sinh có thể lên tới gần 75%; tỉ lệ kháng của vi khuẩn gây nhiễm trùng K. pneumoniae lên tới 60%. Ngoài ra, vi khuẩn A.baumannii (gây nhiễm khuẩn bệnh viện) có thể kháng tới 90% các loại kháng sinh có mặt trên thị trường hiện nay.

vi khuẩn kháng thuốc

                                                          Siêu vi khuẩn có thể kháng tất cả kháng sinh đã xuất hiện

Những bệnh viện tuyến trung ương cũng là nơi tiềm ẩn nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc rất mạnh do tập trung những bệnh nhân nặng nhất. PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế khẳng định: trong khi nhiều quốc gia mới chỉ sử dụng kháng sinh thế hệ 1 thì Việt Nam phải sử dụng kháng sinh ở thế hệ 3 và 4 để điều trị bệnh.

Hiện nay, đã xuất hiện vi khuẩn kháng tất cả các loại kháng sinh, phổ biến hơn cả là các vi khuẩn hoạt động ở đường ruột.

Việc điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh gặp nhiều khó khăn

Việt Nam được xếp vào nhóm các nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới theo kết quả điều tra của Tổ chức Y tế thế giới. Nguyên nhân là tỉ lệ kháng sinh được sử dụng không qua kê đơn mà mua trực tiếp ờ các hiệu thuốc Tây chiếm tới 88% ở thành thị và 91% ở nông thôn.

WHO đã đưa ra giả định đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người chết do các siêu vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh gây ra. Khi đó, các bệnh thông thường có thể dẫn đến tử vong mà không có thuốc chữa trị.

vi khuẩn kháng thuốc

                                        Kiểm soát chất lượng thuốc để giảm số lượng vi khuẩn kháng thuốc

Từ năm 2017, Bộ Y tế đã quyết định thành lập nhóm kỹ thuật chịu trách nhiệm giám sát kháng thuốc giai đoạn 2017-2020. Hoạt động chủ yếu của nhóm là tham gia phối hợp, đánh giá, báo cáo giám sát về kháng thuốc. Đồng thời đưa ra các giải pháp ngăn chặn tình trạng xuất hiện vi khuẩn kháng thuốc ở các bệnh lý thông thường.

Leave a Reply

Tin tức liên quan