Mục lục bài viết
(TECH MOSS) Làm thế nào để mở một phòng khám tư nhân thành công của riêng bạn? Phần lớn các bác sĩ được đào tạo mơ ước có một ngày làm chủ phòng khám tư của mình. Dưới đây là một số kinh nghiệm mở phòng khám thành công cho bạn.
Khi bạn bắt đầu học y khoa, có lẽ bạn đã mơ ước có một phòng khám tư của mình. Khi bạn đã tốt nghiệp và đã tích lũy đủ kinh nghiệm, giấc mơ đó có vẻ như càng khả thi hơn.
Mở một phòng khám tư là một công việc khó khăn. Tuy nhiên, nó là một trong những thành tựu tuyệt vời nhất trong ngành y tế. Tech Moss sẽ đưa ra một số gợi ý mà bạn sẽ cần phải làm để mở phòng khám tư thành công của riêng bạn.
Bước đầu tiên của bạn là phát triển một kế hoạch kinh doanh kỹ lưỡng. Đây sẽ là hướng dẫn chỉ đường cho phòng khám của bạn. Bạn cũng sẽ cần quan tâm tới khía cạnh tài chính.
Bạn phải lập một dự toán về tất cả các chi phí cùng với doanh thu dự đoán trong suốt ba năm đầu tiên. Chi phí của bạn nên bao gồm tất cả mọi thứ; từ thiết bị đến hợp đồng thuê mặt bằng (dù đó là nhà của bạn).
>>Xem thêm:
Phần mềm Quản lý Phòng khám Đa khoa Moss Clinic: Khác biệt!
7 Bước thu hút bệnh nhân dành cho phòng khám, bệnh viện
Kinh nghiệm mở phòng khám tư nhân hiệu quả
Kế hoạch kinh doanh của bạn cũng nên xác định thị trường mục tiêu của bạn. Bạn cần phải suy nghĩ về loại khách hàng tiềm năng. Sau đó, hãy đặt ra chiến lược tiếp thị của bạn. Làm thế nào để bạn có thể xây dựng thương hiệu phòng khám của bạn? Nếu điều này có vẻ quá sức, hãy liên hệ ngay một nhà tư vấn chiến lược gia kinh doanh hoặc luật sư.
Có được khoản tài chính thích hợp là rất quan trọng để bắt đầu phòng khám của bạn. Thật không may, học phí tại các trường y có thể là gánh nặng với nhiều học viên. Điều này khiến quá trình chuẩn bị tài chính mở phòng khám khó khăn hơn một chút.
Nhiều tổ chức tài chính có chính sách ưu tiên duyệt các khoản vay cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Họ hiểu những thách thức mà các bác sĩ phải đối mặt và có thể tài trợ vốn cho bạn. Bạn cần phải gửi kế hoạch kinh doanh cùng với đề nghị vay vốn.
Điều quan trọng là bạn cần phải rất thận trọng với các chi phí trong kế hoạch kinh doanh của mình, đặc biệt là liên quan đến thiết bị y tế của bạn.
Hãy chắc chắn so sánh, gửi hồ sơ vay cho một số ngân hàng. Điều này sẽ cho phép bạn xem một số ưu đãi khác nhau và các điều khoản của họ. Sau đó, bạn sẽ phải đợi các ngân hàng xem xét kế hoạch kinh doanh của bạn và đồng ý cho vay.
Bạn cần nghiêm túc tìm kiếm, nghiên cứu một vị trí cho phòng khám mới của bạn. Đây là nơi giấc mơ của bạn bắt đầu. Do đó, nó rất quan trọng đấy!
Có một số yếu tố bạn cần xem xét khi chọn vị trí phòng khám. Một trong những điều quan trọng nhất là đối tượng bệnh nhân mục tiêu của bạn. Phòng khám của bạn có cơ hội phát triển tốt hơn nếu nó nằm gần khách hàng của bạn.
Bạn cũng cần xem xét tính thẩm mỹ của thiết kế phòng khám. Bầu không khí dễ chịu, thân thiện là rất quan trọng và giúp phòng khám giữ chân bệnh nhân. Ngoài ra, hãy nhớ rằng đây là nơi bạn sẽ dành nhiều thời gian của mình.
Hãy chắc chắn rằng bạn cũng xem xét những yếu tố khác, như bãi đậu xe rộng rãi và không gian văn phòng. Các yếu tố này giúp tạo điều kiện cho một quy trình làm việc trơn tru. Khi bắt đầu mở phòng khám, bạn có thể chọn cách thuê văn phòng. Trong quá trình hoạt động, nếu yêu thích nó, bạn có thể tìm cách mua lại.
Sau khi đã thu xếp ổn thỏa tài chính và mặt bằng, bạn sẽ cần phải có các thiết bị cần thiết để vận hành một phòng khám tư nhân.
Các thiết bị y tế bạn cần phụ thuộc vào loại phòng khám bạn mở. Không có mẫu số chung cho các phòng khám. Bạn là chuyên gia khi nói đến thiết bị này. Chỉ cần chắc chắn rằng bạn lựa chọn được các thiết bị phù hợp ngân sách và nhu cầu của mình.
Phòng chờ của bạn sẽ cần đồ nội thất. Hãy cố gắng mang đến một môi trường thoải mái và ấm áp cho bệnh nhân của bạn.
Bạn cũng cần chuẩn bị máy tính và hệ thống liên lạc cho phòng khám. Điều này sẽ xử lý giao tiếp bên ngoài và nội bộ. Cuối cùng, bạn sẽ cần phải có được tất cả các vật tư văn phòng mà nhân viên văn phòng của bạn sẽ cần để tiến hành kinh doanh.
Khi trang bị phòng khám, bạn có thể cân nhắc lựa chọn cho thuê thiết bị y tế. Điều này có thể giúp cắt giảm một số chi phí ban đầu.
Phần mềm sẽ hỗ trợ các chủ phòng khám quản lý hiệu quả
Đây là một bước rất quan trọng. Bạn cần phải bắt đầu quá trình này sớm để mọi người sẵn sàng vào làm ngay khi phòng khám mở cửa. Trong quá trình tuyển dụng, hãy rõ ràng khi bạn có kế hoạch mở.
Đây là một bước phụ thuộc vào phòng khám cụ thể của bạn. Tuy nhiên, nó có khả năng là bạn sẽ cần các y tá được chứng nhận và một đội ngũ văn phòng.
Viết ra các mô tả công việc chi tiết và đăng quảng cáo trực tuyến. Bạn cũng cần phải lập được chế độ đãi ngộ cho từng vị trí.
Lựa chọn nhân viên hiểu rõ giá trị của bạn và hướng tới mục tiêu chung là rất quan trọng. Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp cũng rất quan trọng trong ngành Y tế.
Thanh toán là một công đoạn lớn của bất kỳ cơ sở Y tế. Loại hệ thống thanh toán bạn triển khai ảnh hưởng lớn đến mức độ hài lòng của bệnh nhân và quy trình làm việc của phòng khám của bạn.
Bạn có thể muốn xem xét việc thuê ngoài thanh toán nếu bạn có đủ khả năng. Điều này giảm nhiều khối lượng công việc và gây nhầm lẫn cho nhân viên của bạn.
Tuy nhiên, bạn còn có thể giúp quy trình thanh toán và khiếu nại diễn ra hiệu quả, nhanh chóng hơn với hỗ trợ công nghệ. Bạn cần phải chọn một phần mềm thanh toán Y tế có uy tín.
Hãy lựa chọn một nhà cung ứng giải pháp kinh nghiệm với quy trình của ngành Y tế. Sau đó, họ có thể giúp các nhân viên phòng khám của bạn làm quen với nó. Nếu bạn quen biết các bác sĩ từng mở phòng khám, hãy hỏi họ cách họ xử lý các dịch vụ thanh toán. Bạn có thể nhận được một số lời khuyên tốt đấy.
Kinh nghiệm mở phòng khám thành công là hãy sử dụng phần mềm quản lý
Sau khi khai trương, bạn sẽ cần bắt đầu tiếp thị phòng khám của mình. Hiện diện trực tuyến là cần thiết. Vì vậy hãy xem xét đầu tư vào một trang web được thiết kế chuyên nghiệp. Hãy chắc chắn rằng nó thân thiện với thiết bị di động để mọi người có thể định vị bạn trên điện thoại thông minh và máy tính bảng.
Bạn cũng có thể muốn bắt đầu một chiến dịch email marketing cho các bệnh nhân tiềm năng trong khu vực. Điều này sẽ khiến họ biết phòng khám của bạn. Hãy tìm hiểu về Google My Business và quảng cáo trong bất kỳ danh bạ y tế trực tuyến nào trong khu vực của bạn.
Mở phòng khám của riêng bạn có thể khiến bạn có chút rụt rè. Tuy nhiên, bằng cách thực hiện từng bước một và đưa ra quyết định thông minh, bạn đã đặt nền móng cho sự phát triển trong tương lai.
Sử dụng những lời khuyên này khi hình thành một kế hoạch cho phòng khám tư nhân của bạn. Hãy bắt đầu ước mơ ngay hôm nay.
Trên đây là một số kinh nghiệm mở phòng khám hiệu quả mà các nhà quản lý có thể quan tâm. Hy vong bài viết sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho phòng khám.
Nếu bạn cần đến một công cụ hỗ trợ quản lý phòng khám bằng phần mềm, hãy liên hệ Tech Moss để nhận được giải đáp nhé. Phần mềm quản lý phòng khám Moss Clinic sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí vận hành phòng khám.
Thông tin liên hệ
♣ Công Ty Cổ Phần Giải Pháp Công Nghệ Moss
• Hotline: 0942.086.222
• Email: techmoss222@gmail.com
Khi mở nhà thuốc cần những giấy tờ gì? Hồ sơ và thủ tục như…
Việc triển khai hồ sơ bệnh án điện tử sẽ giúp bệnh viện rút ngắn…
Kinh doanh dược phẩm là một trong những ngành nghề, lĩnh vực được đánh giá…
Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, lĩnh vực kinh doanh bệnh viện…
Khi khối lượng giấy tờ, công văn nội bộ ngày càng nhiều các doanh nghiệp…
Rất nhiều doanh nghiệp đang gặp vấn đề trong cách quản lý hồ sơ, giấy…
This website uses cookies.