Mục lục bài viết
Khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng được chú trọng, thì các phòng khám được mở ra rất nhiều, tuy nhiên do nhiều người chỉ chạy theo xu hướng mà không biết cách kinh doanh khiến nhiều nhiều phòng khám mở ra nhưng chỉ hoạt động được vài tháng thất bại lại phải đóng cửa. Vậy kinh doanh phòng khám hiệu quả cần lưu ý những gì? Bài viết say đây Tech Moss sẽ chia sẻ đến bạn đọc kinh nghiệm mở phòng khám chi tiết, đầy đủ nhất.
Khi mở phòng khám bạn cũng phải tuân thủ theo các quyết định của Bộ Y tế ban hành. Bên cạnh đó người mở phòng khám phải có năng lực chuyên môn và tài chính để đảm bảo sau khi đi vào hoạt động thì mọi quy trình đều được diễn ra một các suôn sẻ. Trong đó, một số điều kiện mà các phòng khám cần quan tâm như:
Theo quy định tại Điều 42 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 thì để mở được một phòng khám tư nhân cần đáp ứng hai điều kiện sau:
√ Được thành lập hợp pháp: Phòng khám tư nhân được thành lập hợp pháp theo luật định thì phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận được phép đầu tư vào Việt Nam.
√ Phòng khám tư nhân phải có Giấy phép hoạt động do Giám đốc Sở Y tế cấp. Để được cấp giấy phép hoạt động thì phòng khám tư nhân phải đáp ứng những điều kiện chung sau:
+ Đáp ứng được đầy đủ các quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành về cơ sở khám, chữa bệnh.
+ Có đủ số lượng người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn
+ Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám tư nhân phải có ít nhất 36 tháng hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Chi phí để mở phòng khám rất quan trọng, để đảm bảo hoạt động kinh doanh được diễn ra một cách thuận lợi, không bị gián đoạn. Một số chi phí kinh doanh doanh phòng khám bạn cần quan tâm như:
Địa điểm mở phòng khám ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh doanh. Hãy chọn địa điểm có giao thông thuận lợi, gần khu chung cư, tại nơi có khu dân cư đông đúc. Với các khu đông dân cư thường chi phí sẽ cao hơn rất nhiều so với những nơi thưa dân cư.
Khi kinh doanh phòng khám điều quan tâm nhất chính là chi phí dành cho cơ sở vật chật trong khám chữa bệnh. Bệnh nhân luôn muốn được khám chữa bệnh với dịch vụ tốt nhất, vì vậy các thiết bị, máy móc phải được đảm bảo an toàn.
Nhân viên của phòng khám là điều rất quan trọng, bạn cần tuyển thật kỹ càng. Tốt nhất, hãy chọn những người có bằng cấp, kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Với những nhân viên có kinh nghiệm thì thường chi phí sẽ cao hơn nhưng điều này sẽ mang lại chất lượng khám chữa bệnh tốt nhất, mang đến uy tín cho phòng khám.
Để đảm bảo việc kinh doanh của phòng khám đạt hiệu quả cao nhất, bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm sau đây:
Bắt đầu kinh doanh một phòng khám bạn cần xác định được mục tiêu kinh doanh là gì, khách hàng tiềm năng là ai,… Khi hiểu rõ được mục tiêu của bạn, phòng khám sẽ dễ dàng lên kế hoạch, định hướng trong quá trình hoạt động.
+ Vốn dự định để đầu tư kinh doanh phòng khám là bao nhiêu?
+ Lợi nhuận mong muốn đạt được là bao nhiêu?
+ Trong khoảng thời gian bao lâu có thể thu hồi lại vốn?
+ Khách hàng tiềm năng của phòng khám hướng đến là ai?
+ Số lượng nhân sự cần tuyển?
…
Ở thời điểm hiện tại khi các phòng khám xuất hiện ngày càng nhiều, điều này khiến tỷ lệ cạnh tranh ngày càng cao. Bạn cần tìm được điểm mạnh của mình so với các phòng khám khác nếu không chắc chắn việc kinh doanh của bạn sẽ thất bại.
Hãy đánh giá khoảng vài phòng khám kinh doanh cùng lĩnh vực của bạn, đánh giá phòng khám của bạn có gì hơn họ để lên kế hoạch phát triển phù hợp nhất, nhằm đảm bảo hoạt động của phòng khám được duy trì một các hiệu quả.
Phòng khám phải tạo thiện cảm với khách hàng về chất lượng dịch vụ cũng như trình độ chuyên môn. Khi giao tiếp với bệnh nhân phải có thái độ giao tiếp niềm nở, thân thiện, tạo cảm giác thoải mái khi đến phòng khám từ lúc tiếp nhận bệnh nhân cho đến khi kết thúc khám chữa bệnh.
Tất cả các ngành nghề đề cần quản cáo, truyền thông để quảng bá dịch vụ của mình đến với khách hàng mục tiêu hiệu quả và nhanh nhất. Chính vì vậy, nếu có điều kiện về tài chính bạn nên đầu tư marketing cho phòng khám của mình.
Một cách đơn giản nhất là bạn nền cập nhật các hình ảnh, dịch vụ của phòng khám lên các trang mạng xã hội đang được nhiều khách hàng sử dụng như: Facebook, Tiktok, Instagram,… Đây được xem là những mảnh đất màu mỡ cho việc kinh doanh phòng khám nhằm tăng độ phủ sóng thương hiệu một cách nhanh nhất.
Bạn cũng có thể tạo địa điểm trên Google Maps khi người dùng có nhu cầu đi khám chữa bệnh gần khu vực của mình. Việc tạo địa điểm hoàn toàn miễn phí và không tốn nhiều thời gian nên bạn có thể cân nhắc sử dụng tính năng này.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, thì phần mềm quản lý phòng khám được cho ra đời là giải pháp tối ưu giúp quản lý hoạt động của phòng khám một cách hiệu quả. Được tích hợp với nhiều tính năng ưu việt giúp các chủ phòng khám dễ dàng nắm bắt được tình hình hoạt động của từng phòng ban để lên kế hoạch phát triển phù hợp nhất.
>>Xem thêm:
Bảng giá phần mềm quản lý phòng khám Moss Clinic mới nhất
Giải pháp phần mềm quản lý phòng khám tổng thể Moss Clinic
Ngoài ra, phần mềm cũng cho phép cập nhật giá bán của sản phẩm để nhân viên thuận tiện khi bán hàng. Nếu bạn không thể có mặt hàng ngày ở nhà thuốc thì phần mềm cũng rất hữu ích bởi nó giúp quản lý từ xa, dễ dàng báo cáo, cập nhật tình hình kinh doanh.
Kinh doanh phòng khám đòi hỏi bạn phải có đủ năng lực chuyên môn và điều kiệm kinh tế cùng tầm nhìn rộng lớn để đảm bảo hoạt động kinh doanh được hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn đang có ý định kinh doanh phòng khám. Chúc phòng khám kinh doanh thuận lợi, thành công.
Khi mở nhà thuốc cần những giấy tờ gì? Hồ sơ và thủ tục như…
Việc triển khai hồ sơ bệnh án điện tử sẽ giúp bệnh viện rút ngắn…
Kinh doanh dược phẩm là một trong những ngành nghề, lĩnh vực được đánh giá…
Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, lĩnh vực kinh doanh bệnh viện…
Khi khối lượng giấy tờ, công văn nội bộ ngày càng nhiều các doanh nghiệp…
Rất nhiều doanh nghiệp đang gặp vấn đề trong cách quản lý hồ sơ, giấy…
This website uses cookies.