Mục lục bài viết
Suy thận gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho hàng triệu người mỗi năm. Với bệnh nhân suy thận giai đoạn đầu cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học mới có thể hỗ trợ điều trị tốt và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Hãy cùng Tech Moss tìm hiểu qua bài viết sau.
Suy thận gây ra những biến chứng nghiêm trọng
Suy thận có thể gây tai biến mạch máu não suy giảm chức năng hệ thần kinh trung ương, thậm chí là biến chứng về tim mạch Trong đó, biến chứng về tim mạch là nguyên nhân chính gây tử vong ở bệnh nhân suy thận (chiếm từ 40 đến 60%).
Chế độ dinh dưỡng cho người bị suy thận
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp duy trì sự trao đổi chất của các bộ phận trong cơ thể, đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh, đặc biệt là bệnh nhân suy thận.
-Ăn ít muối
Người ăn mặn thường bị tích nước trong cơ thể, làm tăng áp lực lên tuần hoàn máu và làm thận hoạt động vất vả hơn. Vì vậy, bệnh nhân suy thận không nên ăn quá 2-4g muối mỗi ngày. Hạn chế ăn thức ăn nhanh và các loại thịt hun khói, thức ăn đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn.
-Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều natri và kali
Đối với người bị bệnh suy thận cấp và mãn tính cần kiểm soát nghiêm ngặt lượng natri và kali nạp vào cơ thể mỗi ngày. Bởi lẽ, khi lượng kali trong máu > 5 mmol/lít cần giảm ăn các thực phẩm chứa nhiều kali như socola, đậu nành, cá hồi, khoai sọ…Vì khi đó lượng kali trong máu đang ở mức cao có thể dẫn tới loạn nhịp tim, thậm chí tử vong.
-Kiểm soát lượng nước nạp vào cơ thể
Đối với những người có nước tiểu ít, tiểu nhiều hay bị suy thận nặng đều cần cân bằng giữa lượng nước vào và ra khỏi cơ thể. Nếu lượng nước vào lớn hơn lượng nước ra có thể gây ra tình trạng phù nề, tăng huyết áp và suy tim. Còn lượng nước vào nhỏ hơn sẽ gây mất nước, hạ huyết áp và choáng.
Người suy thận nên ăn gì?
Để ngăn ngừa bệnh thận, ngoài việc không hút thuốc lá, dùng nhiều bia rượu và có lối sống lành mạnh cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng phù hợp.
-Chất bột đường: chất bột ít đạm như gạo xay trắng, miến, bột sắn dây, khoai lang, khoai sọ, bún…
Bệnh nhân suy thận mãn kèm bệnh đái tháo đường, chọn thực phẩm có chỉ số đường thấp, trung bình như khoai sọ, bún, bánh canh, bánh cuốn, khoai lang…
– Chất đạm: nên ăn đa dạng, đặc biệt là thịt, cá, sữa, trứng có chứa đạm giá trị sinh học cao. Ngoài ra, nếu bệnh nhân kèm rối loạn mỡ máu nên ăn trứng thịt bò, cá biển 2 lần/tuần. Tùy theo mức độ và giai đoạn suy thận để điều chỉnh lượng đạm vào cơ thể.
– Chất béo: chọn dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu oliu hoặc mỡ cá.
– Bệnh nhân ở giai đoạn đầu của suy thận có thể ăn nhiều loại rau, trái cây khác nhau có màu xanh, màu đỏ, tím… Nếu mắc cả bệnh đái tháo đường nên chọn trái cây có chỉ số đường huyết thấp như cam, quýt, bưởi, táo…