Mục lục bài viết
Nhiều năm nay, lãnh đạo ngành Y tế đau đầu giải quyết vấn nạn thực phẩm chức năng giả tồn tại trên thị trường. Đã có nhiều cuộc hội thảo, diễn đàn được các tổ chức nhưng vẫn chưa tìm được giải pháp hữu hiệu nào để ngăn chặn tình trạng này.
Thực phẩm chức năng giả tràn ngập thị trường
Vụ việc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ TS Việt Nam bị tịch thu lô hàng thực phẩm chức năng và mỹ phẩm giả với giá trị gần 11 tỉ đồng và hàng loạt các vụ nổi cộm khác được phanh phui đã khiến người tiêu dùng ngày càng lo ngại về chất lượng của nhiều loại thực phẩm chức năng trên thị trường hiện nay.
Theo Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389), hiện nay các gian thương đã sử dụng nhiều thủ đoạn mới tinh vi hơn trong sản xuất, kinh doanh gây lũng đoạn thị trường dược phẩm. Bên cạnh đó, nhiều người lợi dụng xu hướng thương mại điện tử để giao bán sản phẩm trên các trang mạng xã hội dưới dạng hàng xách tay nhằm qua mắt lực lượng chức năng.
Bên cạnh đó, có một số người nước ngoài tuồn hàng lậu vào Việt Nam để tiêu thụ bằng việc nhờ người Việt Nam đứng tên công ty kinh doanh thực phẩm chức năng có tên doanh nghiệp trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ.
Cần có chế tài đủ mạnh để răn đe
Kinh doanh thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng được nhiều người ví là “Một vốn bốn lời”, lợi nhuận thu được sau mỗi phi vụ có thể lên tới vài trăm thậm chí hàng tỉ đồng. Mặc dù thực phẩm chức năng giả đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người nhưng hiện nay mới chỉ dừng ở mức phạt hành chính nên chưa đủ sức răn đe. Số tiền nộp phạt 84 triệu đồng của Công ty CP Dược phẩm quốc tế USA chưa nhằm nhò gì so với tội ác có thể giết người mà họ đã gây ra.
Hệ thống quản lý của Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế hiện nay vẫn chưa công bố rõ ràng danh mục và đơn vị được cấp số lưu hành cho các loại thực phẩm chức năng, cũng chưa bắt buộc ghi số đăng ký lên sản phẩm. Vì vậy việc phát hiện sản phẩm thực phẩm chức năng chưa được cấp phép lưu hành trên thị trường rất khó.
Tăng cường quản lý phân phối thực phẩm chức năng tại các nhà thuốc
Thông tư số 43/2014/TT-BYT của Bộ y tế quy định nhà thuốc phải có khu bày bán riêng cho sản phẩm thực phẩm chức năng. Các loại thực phẩm chức năng nhập khẩu hoặc được sản xuất trong nước phải được công bố hợp quy và đăng ký bản hợp quy tại Bộ Y tế.
Hệ thống kết nối nhà thuốc bằng internet cho phép người bệnh tra cứu giá, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, hạn chế tối đa việc sử dụng thực phẩm chức năng giả và kém chất lượng. Theo đó các nhà thuốc đạt chuẩn GPP phải sử dụng các phần mềm quản lý nhà thuốc có kết nối với cổng thông tin của Bộ Y tế. Phần mềm quản lý nhà thuốc Moss Pharma được người dùng bình chọn là phần mềm quản lý nhà thuốc tốt nhất hiện nay nhờ đáp ứng được phần lớn tiêu chuẩn của Bộ Y tế.