Theo Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Đề án đơn thuốc điện tử quốc gia sẽ khắc phục tình trạng tái bán các loại thuốc chỉ được bán khi có đơn. Nhờ đó có thể kiểm soát việc mua bán, sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc kiểm soát đặc biệt.

Bộ Y tế đã bắt đầu tiến hành thử nghiệm phần mềm đơn thuốc điện tử quốc gia. Hai địa phương được chọn là Hà Tĩnh và Hưng Yên. Phần mềm đơn thuốc điện tử quốc gia sẽ tiếp nhận, lưu trữ đơn thuốc được các cơ sở khám, chữa bệnh công lập, tư nhân trên toàn quốc gửi đến.

Cụ thể, mỗi đơn thuốc sẽ có một mã định danh khác nhau. Nhờ đó sẽ giúp đảm bảo tính bảo mật, tránh trùng lặp. Kho đơn thuốc sẽ tiếp nhận toàn bộ đơn đã bán từ các phần mềm quản lý thuốc. Phần mềm sẽ đưa ra cảnh báo chống tái bán đối với các loại thuốc buộc phải bán theo đơn.

Xem thêm:

Phần mềm quản lý này sẽ giúp người dân không cần dùng đơn thuốc giấy, sổ y bạ. Người bệnh đã có thể mua thuốc mọi lúc, mọi nơi chỉ cần mang theo mã đơn của chính mình.

Người dân có thể truy xuất ra bác sĩ đã kê đơn cho mình để kiến nghị phản hồi, hoặc xin tái kê đơn. Đồng thời, họ cũng sẽ được cảnh báo về thuốc kháng sinh, biệt dược, các loại thuốc bị cấm, thuốc quá hạn.

Đơn thuốc điện tử sẽ dần thay thế hoàn toàn đơn thuốc giấy

Đơn thuốc điện tử sẽ dần thay thế hoàn toàn đơn thuốc giấy

Đối với cơ quan chức năng, phần mềm quản lý đơn thuốc còn có thể tạo ra nhiều trình truy xuất khác nhau. Công nghệ sẽ hỗ trợ nhà quản lý tìm kiếm, xác minh đơn thuốc của các bác sĩ và cơ sở khám, chữa bệnh.

Tình hình triển khai Quản lý Đơn thuốc điện tử

Hiện nay đề án được thực hiện thí điểm tại 2 tỉnh Hà Tĩnh và Hưng Yên. Hai địa phương đều triển khai phần mềm một cách dễ dàng và đáp ứng được yêu cầu. Toàn bộ đơn thuốc đã kê của các cơ sở y tế trên địa bàn 2 tình này đều đã được gửi liên thông lên Hệ thống đơn thuốc điện tử quốc gia, Bộ Y tế. Sở Y tế, đơn vị chủ quản đều có thể kiểm tra, giám sát và thanh tra khi cần thiết.

 Đẩy mạnh quản lý ngành Y, Dược bằng phần mềm

Đẩy mạnh quản lý ngành Y, Dược bằng phần mềm

Hiện có gần 50.000 cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước. 95% các cơ sở khám bệnh công lập đã có phần mềm quản lý đơn thuốc. Tuy nhiên, các phần mềm này không đồng nhất và liên thông. 70% các cơ sở bán thuốc có phần mềm quản lý nhưng chưa bán thuốc theo đơn. Đề án điện tử sẽ khắc phục được những vấn đề tồn tại này.

Techmoss.net

Tin tức liên quan