Mục lục bài viết
(TECH MOSS) – Việc thẩm định nhà thuốc là nỗi lo sợ của nhiều Dược sĩ mới bắt đầu kinh doanh. Tuy nhiên, công việc này thực sự không đáng sợ như bạn nghĩ đâu. Hãy tham khảo bài viết này của Tech Moss để có được cái nhìn cụ thể hơn nhé!
>> Xem thêm:
- Chia sẻ kinh nghiệm quản lý nhà thuốc hiệu quả
- Kiểm soát toàn diện nhà thuốc: Quản lý nhân sự là cần thiết
Chuẩn bị tài liệu kỹ thuật thẩm định nhà thuốc, quầy thuốc
Theo Thông tư 02/2018/TT-BYT quy định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc, tài liệu kỹ thuật về cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm:
a) Sơ đồ nhân sự, danh sách nhân sự, tên, chức danh, trình độ chuyên môn;
b) Bản vẽ bố trí các khu vực của cơ sở bán lẻ;
c) Danh mục trang thiết bị (bao gồm cả thông tin về hệ thống máy tính và phần mềm quản lý nối mạng);
d) Danh mục các quy định, hồ sơ, tài liệu, các quy trình thao tác chuẩn;
đ) Bản tự kiểm tra Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc theo Danh mục kiểm tra quy định tại Phụ lục II 2a hoặc 2b hoặc 2c kèm theo Thông tư này đối với cơ sở đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tương ứng.
1. Vị trí nhà thuốc
Vị trí nhà thuốc đạt chuẩn cần được bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm. Khu vực hoạt động của nhà thuốc phải tách biệt. Thiết kế xây dựng của nhà thuốc cần đảm bảo các yêu cầu bảo vệ hàng hóa, không để thuốc bị biến đổi do ảnh hưởng trực tiếp của ánh sáng mặt trời.
Tùy vào địa điểm kinh doanh, nhà thuốc cần có diện tích phù hợp. Tuy nhiên, để có thể đạt chuẩn GPP, nhà thuốc phải có diện tích tối thiểu là 10m2. Diện tích này phải vừa đảm bảo đủ không gian để trưng bày, bảo quản thuốc; vừa có thể tiếp khách mua thuốc đến tiếp xúc và trao đổi thông tin về việc sử dụng thuốc.
Nhà thuốc cần có hệ thống tủ kệ đủ chắc chắn
Ngoài ra, nếu có thể, nhà thuốc cần phải bố trí thêm khu vực cho những hoạt động khác như:
– Phòng pha chế thuốc theo đơn nếu có hoạt động pha chế theo đơn;
– Khu vực ra lẻ các thuốc không còn bao bì vỏ hộp để bán lẻ trực tiếp cho người bệnh;
– Kho bảo quản thuốc riêng nếu cần
– Khu tư vấn riêng cho khách hàng (ví dụ đo huyết áp, đo tuổi sinh học,…)
Nếu nhà thuốc có kinh doanh thêm dược mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế thì phải có khu vực riêng, có biển hiệu rõ ràng.
2. Thiết bị bảo quản thuốc
Các thiết bị bảo quản thuốc tại nhà thuốc rất quan trọng. Chúng giúp bảo quản thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự ô nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng. Các thiết bị này bao gồm:
– Tủ, quầy, giá kệ đủ chắc chắn, thẩm mỹ và dễ dàng vệ sinh;
– Hệ thống chiếu sáng tốt đảm bảo việc kiểm tra các thông tin trên nhãn thuốc và tránh nhầm lẫn.
– Nhiệt kế, ẩm kế được lắp đặt để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm tại nhà thuốc.
Lưu ý các thiết bị phải đảm bảo điều kiện lưu trữ thuốc ở nhiệt độ phòng: nhiệt độ không vượt quá 30°C, độ ẩm không vượt quá 75%.
– Với các thuốc có yêu cầu bảo quản mát: cần có tủ lạnh hoặc phương tiện bảo quản lạnh phù hợp (8-15° C), lạnh (2-8° C).
3. Dụng cụ ra lẻ và bao bì ra lẻ
Các dụng cụ bán lẻ thuốc cần phù hợp với yêu cầu bảo quản thuốc, bao gồm:
– Nếu bán lẻ thuốc mà không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc phải dùng đồ bao gói kín khí; có nút kín;
– Sử dụng bao bì đúng với từng loại thuốc. Tránh dùng bao bì thuốc này cho thuốc khác, gây hiểu nhầm;
– Với các thuốc dùng ngoài, thuốc quản lý đặc biệt: cần được đóng trong bao bì phù hợp, dễ phân biệt;
– Thuốc pha chế theo đơn phải được đặt trong bao bì đặc dụng. Bao bì này giúp bảo toàn chất lượng thuốc và dễ phân biệt.
4. Ghi nhãn thuốc
– Đối với trường hợp thuốc bán lẻ không có bao bì ngoài của thuốc thì dược sĩ phải ghi rõ: tên thuốc; dạng bào chế; nồng độ, hàm lượng thuốc. Trong trường hợp không có đơn thuốc đi kèm, nhà thuốc phải ghi thêm liều dùng, số lần dùng và cách dùng;
– Thuốc pha chế theo đơn: ngoài việc phải ghi đầy đủ các quy định trên phải ghi thêm ngày pha chế; ngày hết hạn; tên bệnh nhân; tên và địa chỉ cơ sở pha chế thuốc; các cảnh báo an toàn cho trẻ em (nếu có).
5. Các yêu cầu về hồ sơ, sổ sách
Để có thể thẩm định nhà thuốc thành công theo chuẩn GPP, nhà thuốc cần:
a) Có tài liệu hoặc công cụ thông báo/ tra cứu các tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc cập nhật, các quy chế dược hiện hành. Việc cập nhật các thông báo từ Cục quản lý dược sẽ giúp cơ sở bán lẻ thuốc có thể tra cứu và sử dụng khi cần.
b) Phải máy tính để quản lý thuốc toàn diện. Từ việc nhập, xuất, tồn trữ, theo dõi số lô, hạn dùng, nguồn gốc của thuốc đều phải được ghi chép cẩn thận, dễ tra cứu.
Máy tính phải có phần mềm hỗ trợ gửi cổng liên thông dữ liệu Dược Quốc gia. Theo quy định. đến 01/01/2019, nhà thuốc phải có thiết bị và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện kết nối mạng. Thời hạn này đối với quầy thuốc là 01/01/2020.
Phần mềm quản lý nhà thuốc là bắt buộc
Việc quản lý bằng phần mềm giúp nhà quản lý bảo đảm kiểm soát xuất xứ, giá cả, nguồn gốc thuốc mua vào, bán ra. Ngoài ra, với các nhà thuốc, quầy thuốc, sử dụng phần mềm quản lý giúp giải quyết nhiều vấn đề nan giải. Ví dụ, phần mềm nhà thuốc còn giúp bạn quản lý từ xa, toàn diện. Ngay cả việc kiểm soát nhân viên cũng dễ dàng và sát xao hơn. Do đó, đừng coi đây là một mệnh lệnh hành chính cứng nhắc. Ứng dụng công nghệ vào quản lý nhà thuốc của bạn, bạn sẽ thấy lợi ích đáng kể đấy.
Nếu muốn tham khảo giải pháp phần mềm toàn diện cho nhà thuốc, quầy thuốc của bạn, hãy liên hệ Tech Moss ngay hôm nay để được tư vấn tận tình nhé!
Hotline: 0942.086.222 – 02435.333.222
Techmoss.net