Mục lục bài viết
Những năm gần đây, mô hình bán lẻ chuỗi nhà thuốc đang được hình thành và phát triển mạnh mẽ. Các doanh nghiệp lớn vào cuộc, họ cho rằng xây dựng kênh phân phối độc quyền là yêu cầu bắt buộc khi muốn tồn tại và phát triển trên thị trường. Hãy cùng Tech Moss tham khảo bài viết dưới đây.
Chuỗi nhà thuốc xu hướng phát triển của ngành dược
Dẫn đầu trong cuộc đua mở rộng chuỗi nhà thuốc vẫn là hai ông lớn: Phano và Pharma. Cả hai thương hiệu đều có số cửa hàng chiếm ưu thế áp đảo phủ rộng trên toàn quốc. Thương hiệu Phano thuộc Công ty cổ phần Dược phẩm Pha No hiện có khoảng 80 hiệu thuốc. Khác với kinh doanh truyền thống, nhà thuốc của đơn vị tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn. Luôn có dược sĩ trong suốt giờ mở cửa. Bảo quản thuốc đúng chuẩn về nhiệt độ, diện tích, nguồn gốc thuốc minh bạch. Loại thuốc bán theo toa sẽ không bán nếu không có toa bác sĩ.
>>Xem thêm:
Quản lý chuỗi nhà thuốc thành công từ câu chuyện của Pharmacity
Quản lý chuỗi nhà thuốc có nhiều cửa hàng sao cho hiệu quả?
Không chịu kém cạnh, Pharmacity cũng đã nâng chuỗi hiệu thuốc lên con số 78. Đây là thương hiệu thuốc do Chris Blank, một doanh nhân nước ngoài sáng lập vào năm 2012. Tốc độ mở rộng khá nhanh với hơn 10 nhà thuốc mỗi năm. Mục tiêu sẽ hướng tới con số 200 vào năm 2020.
Ngoài 2 thương hiệu trên, một số hệ thống chuỗi nhà thuốc khác cũng gây dựng được tên tuổi thể hiện chỗ đứng của mình trên thị trường như Phúc An Khang, Eco Pharmacy…
Tại sao mô hình chuỗi nhà thuốc lại được trú trọng?
Lý do thứ nhất: Sự thay đổi trong thói quen mua sắm của người dân từ cửa hàng nhỏ lẻ sang chuỗi cửa hàng tiện lợi. Cũng như quan tâm hơn đến chất lượng, xuất xứ sản phẩm. Đây được cho là nguyên nhân lớn thúc đẩy sự chuyển dịch của thị trường dược phẩm. Nếu như trước đây, mỗi khi bị đau ốm hay cảm cúm chúng ta thường ra các hiệu thuốc uy tín gần bệnh viện để thăm khám lấy thuốc.
Thì giờ đây, họ đều giao phó hết sức khỏe của mình cho người bán thuốc tư vấn và lấy thuốc. Họ không thắc mắc về giá cả hay chất lượng sản phẩm. Chính vì thế, mà đã có rất nhiều vụ việc hy hữu ngộ độc thuốc sảy ra…. Điều này càng làm cho các cửa hàng nhỏ lẻ bị mất uy tín. Dẫn đến sự ra đời của các chuỗi hiệu thuốc là điều tất yếu.
Lý do thứ hai: Thu nhập bình quân của người dân tăng lên hằng năm. Dẫn đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng tăng theo. Họ sẵn sàng chi trả số tiền lớn để đổi lấy thuốc tốt đảm bảo. Vì vậy người dân thường có xu hướng tìm đến các chuỗi cung ứng thuốc có dược sĩ trang thiết bị hiện đại, uy tín cao.
Lý do thứ ba: Sự giám sát vào cuộc của Chính phủ và Bộ Y tế đối với các quầy thuốc tư nhân. Hạn chế người dân tự ý đi mua thuốc bên ngoài mà không có sự hướng dẫn của bác sỹ. Trong kinh doanh hầu hết ngành nào cũng đều có góc khuất và ngành y dược cũng vậy. Một thực tế dễ nhận thấy ở Việt Nam. Hầu hết các hiệu thuốc ở việt nam đều không đáp ứng tiêu chuẩn về việc kinh doanh thuốc. Thậm chí còn vi phạm quy định của Bộ Y tế. Họ thường thuê bằng cấp từ những người có kinh nghiệm. Tự ý mở hiệu khi kinh nghiệm chuyên môn chưa vững…
Chính vì thế, Bộ Y tế đã vào cuộc và tạo điều kiện nhiều hơn cho các doanh nghiệp muốn quan tâm xây dựng chuỗi nhà thuốc đạt chuẩn hiện đại. Như vậy vừa có sự liên kết giữa Bộ Y tế với doanh nghiệp, đảm bảo an toàn cho quyền lợi của người mua hàng.