(TECH MOSS) Xã hội hiện đại không ngừng vận động, kinh doanh nhà thuốc hiện đại cũng trong vòng xoáy đó. Hiện nay có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà thuốc truyền thống và chuỗi nhà thuốc lớn.  Vậy hướng đi nào sẽ là phù hợp? Hãy tham khảo quan điểm bài viết sau đây.

> Xem thêm:

Kinh doanh dược phẩm tại Việt Nam dường như đứng ngoài chu kỳ khủng hoảng kinh tế. Từ năm 2015, doanh thu ngành dược Việt Nam là 4 tỷ USD. Con số này được dự báo sẽ tăng lên khoảng 10 USD vào cuối năm 2020.

Cuộc đua giữa chuỗi nhà thuốc và nhà thuốc truyền thống

Hầu hết người Việt Nam khi ốm đau tự tìm đến nhà thuốc. Chăm sóc sức khỏe hầu như giao phó cho người bán thuốc. Trong hoàn cảnh bệnh tật, đau đớn đó, khách hàng cũng rất dễ chịu, không thắc mắc, không trả giá. Thói quen chữa trị, cộng với dân số đông (trên 90 triệu người) đã khiến bán lẻ dược phẩm ở Việt Nam phức tạp nhưng cũng đầy hấp dẫn.

Theo Business Monitor International (BMI), ngành dược của Việt Nam luôn tăng trưởng hai con số, bất chấp suy thoái. Năm 2016, này tăng trưởng ở mức 10,2%. Từ năm 2015, giá trị ngành dược Việt Nam đạt 4 tỷ USD. Đặc biệt, con số này không bị ảnh hưởng qua những chu kỳ suy thoái kinh tế. IMS Health dự báo tiêu thụ thuốc tại Việt Nam sẽ đạt khoảng 10 tỷ USD vào năm 2020.

 Tăng trưởng bán lẻ dược phẩm luôn dương

Tăng trưởng bán lẻ dược phẩm luôn dương

Con số dự báo này được tính toán dựa trên mức chi phí cho dược phẩm của người Việt Nam. So với thế giới, mức chi này vẫn còn thấp, chỉ khoảng 41 USD / người / năm. So với các nước trong khu vực: ở Malaysia là 54 USD, Thái Lan 64 USD, Singapore 138 USD. Đặc biệt mức sống của người Việt đang được cải thiện, kinh tế đi lên.

Mô hình chuỗi nhà thuốc nở rộ

Trước mắt, cơ hội cho kinh doanh dược phẩm lẻ đến với các công ty nội địa. Theo cam kết WTO, nhà sản xuất và nhà phân phối nước ngoài có thể đưa thuốc vào Việt Nam, nhưng sẽ không được phép bán lẻ thuốc. Mặc dù rào cản này, thị trường bán lẻ dược phẩm của Việt Nam vẫn rất sôi động.

Chúng ta đã chứng kiến sự tham gia của nhiều thành phần. Trong đó có rất nhiều công ty chuyên bán lẻ dược phẩm theo mô hình chuỗi nhà thuốc. Những tên tuổi lớn có thể kể đến như Pharmacity, Long Châu, Phano, Mỹ Châu, Eco, Phúc An Khang…

Tổng quan về hệ thống phân phối dược ở Việt Nam

Tổng quan về hệ thống phân phối dược ở Việt Nam

Các nhà thuốc truyền thống có lợi thế rất lớn là len lỏi vào từng ngóc ngách đường phố. Đã từ rất lâu, nhà thuốc đơn lẻ trở thành sự lựa chọn của hầu hết người dân khi đau ốm.

Về chi phí đầu tư, mở một nhà thuốc truyền thống thường chỉ tốn kém bằng 1/2-2/3 so với nhà thuốc hiện đại. Nguyên nhân là hầu hết các nhà thuốc đã bỏ qua các quy định về diện tích tối thiểu, sơ sài trong mua sắm trang thiết bị, bảo quản dược phẩm. Việc đáp ứng quy định trong ứng dụng công nghệ để theo dõi các giao dịch mua bán thuốc chỉ mang tính chất chống chế.

Tình trạng rất phổ biến. Thậm chí một chuyên gia trong ngành quả quyết, hiếm có nhà thuốc truyền thống nào lại không vi phạm các quy định của Bộ Y tế. Vì ham lời và và thiếu kinh nghiệm, nhiều nhà thuốc tư nhân bất chấp mua thuốc không rõ nguồn gốc. Để thu lợi nhiều nhất, thậm chí họ bán cả thuốc đã hết hạn.

Với kiểu kinh doanh “mì ăn liền” như thế, các nhà thuốc tư nhân có thể có siêu lợi nhuận. Đây là lý do vì sao hiện nay, chất lượng nhà thuốc tư nhân lại hoàn toàn phụ thuộc vào đạo đức người mở tiệm.

Chuỗi nhà thuốc kinh doanh chuyên nghiệp hơn

Chuỗi nhà thuốc kinh doanh chuyên nghiệp hơn

Một số dược sĩ thừa nhận, khi quyết định mở hiệu thuốc, họ sẽ đứng trước cuộc đấu tranh với bản thân: làm bài bản hay làm chụp giật? Câu trả lời có thể là ăn xổi, chộp giật. Tuy nhiên, về lâu dài, khi Bộ Y tế quyết tâm xóa bỏ các nhà thuốc không đạt chuẩn GPP các nhà thuốc không chuyên nghiệp sẽ khó có đất sống. Đây chính là cơ hội cho mô hình kinh doanh chuỗi nhà thuốc chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

Cạnh tranh giữa các chuỗi nhà thuốc

Nhà thuốc truyền thống hiện có lợi thế rất lớn len lỏi vào từng ngóc ngách đường phố. Hình thức này đã có từ lâu, thân thuộc và là lựa chọn của nhiều người. Thực tế, khi nhìn vào xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam, và bài học mua sắm tại chợ truyền thống và tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi đã trở nên phổ biến, chúng ta có thể tin rằng, hình thức chuỗi nhà thuốc chuẩn mực, hiện đại, có thương hiệu riêng cũng sẽ dần được người tiêu dùng lựa chọn.

Tiềm năng này cũng được các đơn vị kinh doanh chuỗi nhà thuốc nhìn thấy. Khoảng 2 năm trở lại đây, ngành bán lẻ dược phẩm chứng kiến cuộc chạy đua của không ít nhà đầu tư. Đó là cuộc chạy đua mở rộng mạng lưới. Kể từ khi khai trương nhà thuốc đầu tiên vào năm 2007, đến nay, Phano đã có 60 nhà thuốc. Ngoài ra không thể không kể đến Pharmacity (455 nhà thuốc), Phúc An Khang, chuỗi nhà thuốc MPH (35 cửa hàng).

Các nhà thuốc tư nhân cần chuyển đổi sang dạng chuỗi

Các nhà thuốc tư nhân cần chuyển đổi sang dạng chuỗi

Sự mở rộng ồ ạt đã khiến cho ngành kinh doanh dược phẩm ở vào thế trận cạnh tranh mới. Ngoài tìm cách gia tăng số lượng chi nhánh và mở rộng địa bàn hoạt động, các chuỗi bán lẻ dược phẩm cũng có những bước đi chiến lược riêng. Ra đời sau nên chuỗi nhà thuốc Vistar chọn hướng đi vừa chăm sóc sức khỏe vừa kết hợp với làm đẹp. Mô hình kinh doanh dược phẩm này vận hành theo kiểu cửa hàng tiện lợi, hoạt động 24/7; công ty hợp tác với nhiều đối tác nước ngoài như Boots, Watsons, Sasa, Mannings… để đem những sản phẩm có thương hiệu quốc tế vào Việt Nam. Vistar còn là nhà phân phối độc quyền cho Cmic Holdings (Nhật), Han Song Jun, Crown Craft (Hàn Quốc), Sabai-Arom, Thai Tanya (Thái Lan).

Thích nghi, thay đổi hay bị loại bỏ?

Ngành bán lẻ thuốc đang đi theo chiều hướng có lợi cho mô hình chuỗi nhà thuốc chuyên nghiệp. Điều này được đảm bảo khi các quy định của Bộ Y tế về quản lý dược ngày càng chặt chẽ. Hơn nữa, người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn với sức khỏe bản thân và muốn mua thuốc uy tín. Các nhà thuốc truyền thống bắt buộc phải chuyển đổi nếu muốn tồn tại.

Xu hướng chuyển đổi của nhà thuốc tư nhân dự báo sẽ theo hai hướng:

+ Hoặc đầu tư bài bản để thỏa mãn các quy định của ngành y tế và đáp ứng nhu cầu thị trường;

+ Hoặc tham gia liên kết vào mô hình chuỗi nhà thuốc của những đơn vị đã có tên tuổi.

Các dược sĩ tự mở nhà thuốc riêng là một lựa chọn rất dũng cảm. Bởi đầu tư nhà thuốc theo đúng chuẩn sẽ tốn rất nhiều chi phí mà ít người ngờ tới. Đó là các chi phí cho công nghệ, thiết bị, hệ thống, quy trình…

Mô hình nhà thuốc tư nhân đơn lẻ sẽ yếu thế nếu cạnh tranh với một loạt chuỗi nhà thuốc tiềm lực hơn, có thương hiệu và dịch vụ tốt hơn. Bởi vậy, để hạn chế rủi ro, một số nhà đầu tư đã chọn cách mua nhượng quyền nhà thuốc.

Khác biệt hóa chuỗi nhà thuốc

Hiện tại, mới chỉ Phano là có triển khai hình thức nhượng quyền. Phano mới dấn bước vào lĩnh vực nhượng quyền từ giữa năm 2016. Cho đến nay, Công ty cũng chỉ mới làm nhượng quyền với 3 nhà thuốc. Điều này cho thấy, triển khai nhượng quyền trong ngành bán lẻ dược phẩm là điều không dễ dàng. Trước đây, chuỗi nhà thuốc Sức Khỏe Vàng đã từng triển khai nhượng quyền nhưng không thành công. Phát triển nhượng quyền trong ngành bán lẻ dược rất cần lộ trình. Hình thức này không thể phát triển quá nhanh và chạy theo số lượng.

Có thể thấy, lợi thế của mô hình chuỗi là mở rộng quy mô và độ nhận diện thương hiệu. Với kinh doanh dược phẩm, lợi thế quy mô giúp nhà thuốc đàm phán mua hàng giá tốt. Quy mô mạng lưới cũng giúp mô hình chuỗi dễ dàng hơn trong điều chuyển hàng hóa. Từ đó, nó giúp giảm áp lực hàng tồn kho, giảm thất thoát và kiểm soát được hạn sử dụng thuốc.

Cũng như mô hình siêu thị, các chuỗi nhà thuốc có thể định hướng phát triển “nhãn hàng riêng”; đó là những dược phẩm bán độc quyền tại hệ thống này. Đây vừa là cách thức quảng bá tên tuổi, vừa giúp chuỗi nhà thuốc tối đa hóa lợi nhuận.

Hệ thống nhà thuốc lớn như Phano, Eco, Mỹ Châu… đang đi theo mô hình độc đáo; tương tự như Mercury (Philippines) và một số chuỗi nhà thuốc trên thế giới. Đây là mô hình kết hợp bán thuốc và với bán các sản phẩm hóa dược, thiết bị y tế như hình thức siêu thị tự chọn. Do đó, các chuỗi nhà thuốc hiện đại tại Việt Nam cũng có thể kinh doanh sản phẩm OTC, dược mỹ phẩm, thiết bị y tế như Medicare, Guardian.

Những thách thức của chuỗi nhà thuốc tại Việt Nam

Vấn đề lớn nhất ở đây là người Việt Nam chỉ quen mua thuốc lẻ, từng viên. Đơn thuốc tự kê không theo chỉ định của bác sĩ. Người Việt cũng chưa có thói quen mua dược mỹ phẩm để có hiệu quả cao nhất.

Vì vậy, chuỗi nhà thuốc phải giúp người tiêu dùng thay đổi nhận thức và thói quen. Khi người tiêu dùng ý thức đúng đắn việc mua đúng thuốc để đảm bảo an toàn sức khỏe, yếu tố tiện lợi về khoảng cách của nhà thuốc truyền thống sẽ không còn thu hút. Người dân sẽ chấp nhận đi xa hơn để được tư vấn và mua thuốc uy tín, chuẩn mực hơn.

Techmoss.vn

Tin tức liên quan