Hiện có hàng trăm ngàn người trên toàn thế giới bị ung thư cổ tử cung. Loại ung thư này hiện có tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, các chuyên gia và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lập luận rằng trong vòng 100 năm tới, chúng ta có thể loại bỏ hoàn toàn dạng ung thư này.
Các nhà nghiên cứu liên kết với WHO lập luận rằng nếu các quốc gia trên thế giới có các biện pháp phòng ngừa phù hợp, chúng ta có thể loại bỏ ung thư cổ tử cung.
Theo WHO, năm 2018 có khoảng 570.000 ca ung thư cổ tử cung mới trên toàn cầu. WHO cũng lưu ý rằng dạng ung thư này có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa đúng có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ này.
Ung thư cổ tử cung là nỗi lo sợ với nhiều phụ nữ
Giờ đây, hai nghiên cứu riêng biệt xuất hiện trong The Lancet cho rằng căn bệnh ung thư này có thể sẽ không còn là nỗi sợ hãi trong vòng 100 năm tới.
Các nghiên cứu – được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu liên kết với Hiệp hội mô hình hóa loại bỏ ung thư cổ tử cung của WHO – đã phác thảo các biện pháp khuyến nghị các quốc gia khác nhau để ngăn ngừa loại ung thư này. Hiệp hội được đồng điều hành bởi Giáo sư Marc Brisson từ Đại học Y khoa Laval, Khoa Y tại Québec, Canada.
Xem thêm:
- Coronavirus: Chụp CT lồng ngực có thể giúp chẩn đoán sớm?
- Công nghệ in 3D sẽ giúp vết bỏng chữa trị lành da nhanh hơn
Vắc xin và sàng lọc là bắt buộc
Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu dự đoán rằng việc tiêm vắc-xin cho các bé gái từ các quốc gia thu nhập thấp và trung bình chống lại papillomavirus ở người (HPV) có thể giúp giảm 89,4% các trường hợp ung thư cổ tử cung trong thế kỷ tới.
Tiêm chủng có thể giảm nguy cơ ung thư
HPV là một loại vi-rút phổ biến và hầu hết những người có quan hệ tình dục đều bị nhiễm vi-rút HPV trong suốt cuộc đời.
Thông thường, nhiễm trùng HPV tự truyền, không có bất kỳ ảnh hưởng đáng kể nào đến sức khỏe của một người. Tuy nhiên, trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, virus có thể gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục và gây ung thư. Đó là yếu tố nguy cơ hàng đầu của ung thư cổ tử cung.
Tuy nhiên, tiêm vắc-xin chống lại vi-rút có thể ngăn ngừa những nguy cơ này. Hiện tại, Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (NCI) khuyến nghị trẻ em nên tiêm vắc-xin ngừa vi-rút HPV ở độ tuổi 11 – 12 tuổi. NCI cũng lưu ý rằng mọi người có thể được tiêm chủng ngừa sớm nhất là khi 9 tuổi.
Virus HPV là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung
Tuy nhiên, NCI lưu ý rằng hầu hết – mặc dù không phải tất cả – mọi người có thể được tiêm vắc-xin đến khi 45 tuổi. Với việc tiêm phòng đầy đủ, các nước thu nhập thấp và trung bình có thể ngăn chặn khoảng 61 triệu trường hợp ung thư cổ tử cung tính đến thời điểm 2120.
Ngoài ra, việc được sàng lọc ung thư hai lần trong đời có thể giảm 96,7% tỷ lệ mắc bệnh và tránh được 2,1 triệu ca mắc mới. Nhóm nghiên cứu cũng dự đoán rằng ở các quốc gia áp dụng thành công chính sách tiêm chủng HPV, có thể loại bỏ hoàn toàn bệnh ung thư này trong tương lai.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng để loại bỏ ung thư cổ tử cung, cần phải đạt được cả tỷ lệ tiêm chủng cao và khả năng sàng lọc và điều trị cao.
Ung thư cổ tử cung sẽ biến mất trong tương lai?
Trong nghiên cứu thứ hai của WHO, tại các nước thu nhập thấp và trung bình, tỷ lệ tử vong do ung thư cổ tử cung ước tính sẽ là 13,2 trên 100.000 phụ nữ vào năm 2020. Tuy nhiên, nếu các biện pháp sàng lọc hai lần được thực hiện hiệu quả, và có cách xử lý phù hợp khi cần thiết, tỷ lệ tử vong có thể giảm xuống 34,2% vào năm 2030.
Trong 100 năm tới, các nhà nghiên cứu lập luận rằng tiêm vắc-xin HPV thích hợp có thể làm giảm 89,5% tỷ lệ tử vong, ngăn ngừa 45,8 triệu ca tử vong liên quan đến ung thư cổ tử cung.
Khám định kỳ sức khỏe sinh sản là một thói quen tốt
Và áp dụng các biện pháp sàng lọc và điều trị ung thư tốt hơn có thể giúp tỷ lệ tử vong giảm 97,9% vào năm 2120. Sàng lọc một lần có thể ngăn ngừa 60,8 triệu ca tử vong trong tương lai. Trong khi sàng lọc hai lần có thể ngăn chặn 62,6 triệu ca tử vong liên quan đến ung thư cổ tử cung.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng kết quả của hai nghiên cứu để đưa ra chiến lược loại bỏ ung thư cổ tử cung của WHO, mà họ sẽ trình bày tại Hội nghị Y tế Thế giới lần thứ 73 sẽ được tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ, vào tháng 5 năm 2020.
Nếu chiến lược của WHO được áp dụng bởi các quốc gia thành viên, ung thư cổ tử cung có thể được loại bỏ ở các nước thu nhập cao vào năm 2040 và trên toàn cầu trong thế kỷ tới. Đó sẽ là một chiến thắng phi thường đối với chăm sóc sức khỏe phụ nữ.
Techmoss.vn